1.Điện trở.
Tác dụng: Dùng để hạn chế dòng điện. Chính xác hơn là tạo ra dòng điện có giá
trị xác định nhờ định luật Ôm có thể tính được.
Phân loại: Trên thị trường có nhiều loại điện trở khác nhau. Tuỳ nhiệm vụ của
bạn mà dùng các loại trở khác
nhau.
Kí hiệu điện trở trong sơ đồ mạch:
Hình ảnh của 1 số loại trở.
1.2. Cách đọc giá trị của điện trở:
Giá trị của điện trở được vẽ trên thân điện trở. Đối với điện trở 4 vạch màu
thì
3 vạch đầu tiên biểu thị giá trị của điện trở, vạch thứ 4 là sai số của điện trở. Màu biểu thị giá trị của điện trở và sai số của điện trở thể hiện trong bảng sau:
Các bạn cần nhớ thứ tự: Đen – Nâu – Đỏ – Cam – Vàng – Lục – Lam – Tím – Xám – Trắng ứng với các chữ số từ 0 –> 9.
* Cách đọc giá trị điện trở:
+ Đối với điện trở 4 mầu: 3 vạch giá trị thì 2 vạch đầu đọc là 2 số, vạch thứ 3 là vạch mũ. Giá trị của điện trở bằng: 2 vạch. 10 mũ vạch 3. Vạch thứ 4 là sai số.
+ Đối với điện trở 5 vạch và 6 vạch: 3 vạch đầu đọc liền nhau là giá trị điện trở,
vạch thứ 4 là mũ, vạch thứ
5 là sai số. Giá trị của điện trở bằng: 3 vạch. 10 mũ
vạch 4. Vạch thứ 5 là sai số.
+ Đối với điện trở dán(chip-resistor):
Giá trị của điện trở bằng: 2 số đầu. 10 mũ
số thứ 3.
Ví dụ:
+ Đối với điện trở nhỏ hơn 10 Ôm(Ohm):
Giá trị của điện trở bằng : vạch 1+ vạch 2 chia cho 10 mũ vạch 3.
Vạch 3: đen =0 ;vàng =
1; bạc 2;
Ví dụ:
1.3. Biến trở:
Ngoài các điện trở có giá trị không thay đổi như trên còn có một số loại
điện
trở có giá trị có thể thay đổi được theo một điều kiện nào đó.
+ Quang trở là điện trở có giá trị thay đổi theo cường độ sáng chiếu vào điện trở.
+ Biến trở
nhiệt: có giá trị thay đổi theo nhiệt độ.
+ Loại biến trở chúng ta hay gặp nhất là loại biến trở chúng ta có thể thay đổi
bằng cách xoay vít.