Trong ngành in 3D, khái niệm độ phân giải hoàn toàn khác với in mực 2D thông thường. Với in giấy, độ phân giải (DPI) cho biết máy in có khả năng phủ bao nhiêu hạt mực lên 1 inch vuông. Với máy in 3D, độ phân giải chỉ đơn giản là độ dày mỗi lớp vật liệu đắp lên mô hình.
Xem ví dụ về mẫu thiết kế con ếch được in với 3 độ phân giải khác nhau dưới đây:
Độ phân giải chỉ ảnh hưởng theo chiều thẳng đứng, nghĩa là các chiều nằm ngang-dọc không có gì khác biệt.
Độ phân giải in 3D, từ trái sang: 0,1mm – 0,2mm – 0,3mm
Vậy có một số thắc mắc như sau:
– Độ phân giải có liên quan gì tới độ chính xác kích thước của mẫu in ra không?
Câu trả lời là có và không! Nghĩa là tùy trường hợp, tùy vị trí mà độ sai lệch kích thước có thể khác nhau. trung bình mẫu in sẽ ” mập ” ra từ 0,2-0,3mm
– Độ phân giải in 3D ảnh hưởng tới giá in thế nào?
Khi bạn muốn đặt dịch vụ in 3D độ phân giải cao, chi phí cũng tăng theo bởi vì thời gian in sẽ kéo dài. Thường bạn sẽ đề nghị độ phân giải phù hơp dựa trên các yêu cầu của mẫu sản phẩm mong muốn!
– Độ phân giải có ảnh hưởng tới độ bền của mẫu in 3D không?
Chác chắn là có, độ phân giải càng cao thì các lớp in sẽ sít lại với nhau hơn=> mẫu cứng hơn một chút.,nhưng không quá nhiều đâu. Thực sự, độ cứng mẫu in 3D phụ thuộc phần lớn vào mực in 3D và độ đặc của mẫu (infill) !
– Có cách nào tăng độ phân giải in 3D không?
Độ phân giải phụ thuộc vào việc cài đặt phần mềm in và thông số máy in 3D. Nghĩa là bạn không thể set độ phân giải vượt quá mức giới hạn của máy.
Độ phân giải của mỗi máy phụ thuộc vào 2 yếu tố: công nghệ in 3D (~80%)và cấu tạo của máy (phần cơ khí) của máy (~20%).
Khi đã in xong một mẫu, nếu độ mịn không vừa ý, bạn có thể tham khảo cách làm mịn bề mặt mẫu in 3D trên internet.
Hi. Chào mừng bạn đến với blog của tôi. Đây là nơi tôi hay note lại những câu chuyện những trải nghiệm dưới góc nhìn của tôi. Hi vọng nó mang lại giá trị cho các bạn. Thông tin về tôi => Tại đây.
ENJOY!