[VI ĐIỀU KHIỂN PIC] - BÀI 4: GIAO TIẾP LCD1602 - BeeLab

Wednesday, May 24, 2017

[VI ĐIỀU KHIỂN PIC] - BÀI 4: GIAO TIẾP LCD1602

Trong hướng dẫn này chúng ta sẽ thấy như thế nào để giao tiếp một  LCD 16 × 2  Module với PIC 16F877A Vi điều khiển sử dụng CCS C Compiler.  LCD 16 × 2  là màn hình LCD module rất thường được sử dụng trong các dự án điện tử và các sản phẩm. 16 × 2 có nghĩa là nó có thể hiển thị 2 dòng 16 ký tự. Nó là một mô-đun chi phí rất cơ bản và thấp. Biến thể khác của nó như 16 × 1, 20 × 4 có sẵn trên thị trường. Trong các màn hình này mỗi ký tự được hiển thị bằng cách sử dụng 5 × 8 hoặc 5 × 10 dot matrix. Những màn hình LCD thường sử dụng các bộ điều khiển tương thích HD44780 cho hoạt động của mình.
lcd 16x02
Trong bài này mình cũng có sử dụng 1 số lệnh cơ bản để điều khiển LCD.

Text LCD là các loại màn hình tinh thể lỏng nhỏ dùng để hiển thị các dòng chữ hoặc số trong bảng mã ASCII. Không giống các loại LCD lớn, Text LCD được chia sẵn thành từng ô và ứng với mỗi ô chỉ có thể hiển thị một ký tự ASCII. Cũng vì lý do chỉ hiện thị được ký tự ASCII nên loại LCD này được gọi là Text LCD (để phân biệt với Graphic LCD có thể hiển thị hình ảnh). Mỗi ô của Text LCD bao gồm các “chấm” tinh thể lỏng, việc kết hợp “ẩn” và “hiện” các chấm này sẽ tạo thành một ký tự cần hiển thị. Trong các Text LCD, các mẫu ký tự được định nghĩa sẵn. Kích thước của Text LCD được định nghĩa bằng số ký tự có thể hiển thị trên 1 dòng và tổng số dòng mà LCD có. Ví dụ LCD 16x2 là loại có 2 dòng và mỗi dòng có thể hiển thị tối đa 16 ký tự. Một số kích thước Text LCD thông thường gồm 16x1, 16x2, 16x4, 20x2, 20x4…
       Text LCD có 2 cách giao tiếp cơ bản là nối tiếp (như I2C) và song song. Trong phạm vi bài học này tôi chỉ giới thiệu loại giao tiếp song song, cụ thể là LCD 16x2 điều khiển bởi chip HD44780U của hãng Hitachi. Đối với các LCD khác bạn cần tham khảo datasheet riêng của từng loại. Tuy nhiên, HD44780U cũng được coi là chuẩn chung cho các loại Text LCD, vì thế bạn có thể dùng chương trình ví dụ trong bài này để test trên các LCD khác với rất ít hoặc không cần chỉnh sửa.
       HD44780U là bộ điều khiển cho các Text LCD dạng ma trận điểm (dot-matrix), chip này có thể được dùng cho các LCD có 1 hoặc 2 dòng hiển thị. HD44780U có 2 mode giao tiếp là 4 bit và 8 bit. Nó chứa sẵn 208 ký tự mẫu kích thước font 5x8 và 32 ký tự mẫu font 5x10 (tổng cộng là 240 ký tự mẫu khác nhau).
1. Sơ đồ chân.
       Các Text LCD theo chuẩn HD44780U thường có 16 chân trong đó 14 chân kết nối với bộ điều khiển và 2 chân nguồn cho “đèn LED nền”. Thứ tự các chân thường được sắp xếp như sau:

       Trong một số LCD 2 chân LED nền được đánh số 15 và 16 nhưng trong một số trường hợp 2 chân này được ghi là A (Anode) và K (Cathode). Hình 2 mô tả cách kết nối LCD với nguồn và mạch điều khiển.

       Chân 1 và chân 2 là các chân nguồn, được nối với GND và nguồn 5V. Chân 3 là chân chỉnh độ tương phản (contrast), chân này cần được nối với 1 biến trở chia áp như trong hình 2.Trong khi hoạt động, chỉnh để thay đổi giá trị biến trở để đạt được độ tương phản cần thiết, sau đó giữ mức biến trở này. Các chân điều khiển RS, R/W, EN và các đường dữ liệu được nối trực tiếp với vi điều khiển. Tùy theo chế độ hoạt động 4 bit hay 8 bit mà các chân từ D0 đến D3 có thể bỏ qua hoặc nối với vi điều khiển, chúng ta sẽ khảo sát kỹ càng hơn trong các phần sau.
2. Thanh ghi và tổ chức bộ nhớ.
       HD44780U có 2 thanh ghi 8 bits là INSTRUCTION REGISTER (IR) và DATA REGISTER (DR). Thanh ghi IR chứa mã lệnh điều khiển LCD và là thanh ghi “chỉ ghi” (chỉ có thể ghi vào thanh ghi này mà không đọc được nó). Thanh ghi DR chứa các các loại dữ liệu như ký tự cần hiển thị hoặc dữ liệu đọc ra từ bộ nhớ LCD…Cả 2 thanh ghi đều được nối với các đường dữ liệu D0:7 của Text LCD và được lựa chọn tùy theo các chân điều khiển RS, RW. Thực tế để điều khiển Text LCD chúng ta không cần quan tâm đến cách thức hoạt động của 2 thanh ghi này, vì thế cũng không cần khảo sát chi tiết chúng.
HD44780U có 3 loại bộ nhớ, đó là bộ nhớ RAM dữ liệu cần hiển thị DDRAM (Didplay Data RAM), bộ nhớ chứa ROM chứa bộ font tạo ra ký tự CGROM (Character Generator ROM) và bộ nhớ RAM chứa bộ font tạo ra các symbol tùy chọn CGRAM (Character Generator RAM). Để điều khiển hiển thị Text LCD chúng ta cần hiểu tổ chức và cách thức hoạt động của các bộ nhớ này:
2.1 DDRAM.
       DDRAM là bộ nhớ tạm chứa các ký tự cần hiển thị lên LCD, bộ nhớ này gồm có 80 ô được chia thành 2 hàng, mỗi ô có độ rộng 8 bit và được đánh số từ 0 đến 39 cho dòng 1; từ 64 đến 103 cho dòng 2. Mỗi ô nhớ tương ứng với 1 ô trên màn hình LCD. Như chúng ta biết LCD loại 16x2 có thể hiển thị tối đa 32 ký tự (có 32 ô hiển thị), vì thế có một số ô nhớ của DDRAM không được sử dụng làm các ô hiển thị. Để hiểu rõ hơn chúng ta tham khảo hình 3 bên dưới
       Chỉ có 16 ô nhớ có địa chỉ từ 0 đến 15 và 16 ô địa chỉ từ 64 đến 79 là được hiển thị trên LCD. Vì thế muốn hiển thị một ký tự nào đó trên LCD chúng ta cần viết ký tự đó vào DDRAM ở 1 trong 32 địa chỉ trên. Các ký tự nằm ngoài 32 ô nhớ trên sẽ không được hiển thị, tuy nhiên vẫn không bị mất đi, chúng có thể được dùng cho các mục đích khác nếu cần thiết.
2.2 CGROM.
       CGROM là vùng nhớ cố định chứa định nghĩa font cho các ký tự. Chúng ta không trực tiếp truy xuất vùng nhớ này mà chip HD44780U sẽ tự thực hiện khi có yêu cầu đọc font để hiện thị. Một điều đáng lưu ý là địa chỉ font của mỗi ký tự  vùng nhớ CGROM chính là mã ASCII của ký tự đó. Ví dụ ký tự ‘a’ có mã ASCII là 97, tham khảo tổ chức của vùng nhớ CGROM trong hình 4 bạn sẽ nhận thấy địa chỉ font của ‘a’ có 4 bit thấp là 0001 và 4 bit cao là 0110, địa chỉ tổng hợp là 01100001 = 97.
       CGROM và DDRAM được tự động phối hợp trong quá trình hiển thị của LCD. Giả sử chúng ta muốn hiển thị ký tự ‘a’ tại vị trí đầu tiên, dòng thứ 2 của LCD thì các bước thực hiện sẽ như sau: trước hết chúng ta biết rằng vị trí đầu tiên của dòng 2 có địa chỉ là 64 trong bộ nhớ DDRAM (xem hình 3), vì thế chúng ta sẽ ghi vào ô nhớ có địa chỉ 64 một giá trị là 97 (mã ASCII của ký tự ‘a’). Tiếp theo, chip HD44780U đọc giá trị 97 này và coi như là địa chỉ của vùng nhớ CGROM, nó sẽ tìm đến vùng nhớ CGROM có địa chỉ 97 và đọc bảng font đã được định nghĩa sẵn ở đây, sau đó xuất bản font này ra các “chấm” trên màn hình LCD tại vị trí đầu tiên của dòng 2 trên LCD. Đây chính là cách mà 2 bộ nhớ DDRAM và CGROM phối hợp với nhau để hiển thị các ký tự. Như mô tả, công việc của người lập trình điều khiển LCD tương đối đơn giản, đó là viết mã ASCII vào bộ nhớ DDRAM tại đúng vị trí được yêu cầu, bước tiếp theo sẽ do HD44780U đảm nhiệm.

2.3 CGRAM.
       CGRAM là vùng nhớ chứa các symbol do người dùng tự định nghĩa, mỗi symbol được có kích thước 5x8 và được dành cho 8 ô nhớ 8 bit. Các symbol thường được định nghĩa trước và được gọi hiển thị khi cần thiết. Vùng này có tất cả 64 ô nhớ nên có tối đa 8 symbol có thể được định nghĩa. Tài liệu này không đề cập đến sử dụng bộ nhớ CGRAM nên tôi sẽ không đi chi tiết phần này, bạn có thể tham khảo datasheet của HD44780U để biết thêm.
3. Điều khiển hiển thị Text LCD.
3.1 Các chân điều khiển LCD.
       Các chân điều khiển việc đọc và ghi LCD bao gồm RS, R/W và EN.
       RS (chân số 3): Chân lựa chọn thanh ghi (Select Register), chân này cho phép lựa chọn 1 trong 2 thanh ghi IR hoặc DR để làm việc. Vì cả 2 thanh ghi này đều được kết nối với các chân Data của LCD nên cần 1 bit để lựa chọn giữa chúng. Nếu RS=0, thanh ghi IR được chọn và nếu RS=1 thanh ghi DR được chọn. Chúng ta đều biết thanh ghi IR là thanh ghi chứa mã lệnh cho LCD, vì thế nếu muốn gởi 1 mã lệnh đến LCD thì chân RS phải được reset về 0. Ngược lại, khi muốn ghi mã ASCII của ký tự cần hiển thị lên LCD thì chúng ta sẽ set RS=1 để chọn thanh ghi DR. Hoạt động của chân RS được mô tả trong hình 5.

Hình 5. Hoạt động của chân RS.
       R/W (chân số 4): Chân lựa chọn giữa việc đọc và ghi. Nếu R/W=0 thì dữ liệu sẽ được ghi từ bộ điều khiển ngoài (vi điều khiển AVR chẳng hạn) vào LCD. Nếu R/W=1 thì dữ liệu sẽ được đọc từ LCD ra ngoài. Tuy nhiên, chỉ có duy nhất 1 trường hợp mà dữ liệu có thể đọc từ LCD ra, đó là đọc trạng thái LCD để biết LCD có đang bận hay không (cờ Busy Flag - BF). Do LCD là một thiết bị hoạt động tương đối chậm (so với vi điều khiển), vì thế một cờ BF được dùng để báo LCD đang bận, nếu BF=1 thì chúng ta phải chờ cho LCD xử lí xong nhiệm vụ hiện tại, đến khi nào BF=0 một thao tác mới sẽ được gán cho LCD. Vì thế, khi làm việc với Text LCD chúng ta nhất thiết phải có một chương trình con tạm gọi là wait_LCD để chờ cho đến khi LCD rảnh. Có 2 cách để viết chương trình wait_LCD. Cách 1 là đọc bit BF về kiểm tra và chờ BF=0, cách này đòi hỏi lệnh đọc từ LCD về bộ điều khiển ngoài, do đó chân R/W cần được nối với bộ điều khiển ngoài. Cách 2 là viết một hàm delay một khoảng thời gian cố định nào đó (tốt nhất là trên 1ms). Ưu điểm của cách 2 là sự đơn giản vì không cần đọc LCD, do đó chân R/W không cần sử dụng và luôn được nối với GND. Tuy nhiên, nhược điểm của cách 2 là khoảng thời gian delay cố định nếu quá lớn sẽ làm chậm quá trình thao tác LCD, nếu quá nhỏ sẽ gây ra lỗi hiển thị. Trong bài này tôi hướng dẫn bạn cách tổng quát là cách 1, để sử dụng cách 2 bạn chỉ cần một thay đổi nhỏ trong chương trình wait_LCD (sẽ trình bày chi tiết sau) và kết nối chân R/W của LCD xuống GND.
       EN (chân số 5): Chân cho phép LCD hoạt động (Enable), chân này cần được kết nối với bộ điều khiển để cho phép thao tác LCD. Để đọc và ghi data từ LCD chúng ta cần tạo một “xung cạnh xuống” trên chân EN, nói theo cách khác, muốn ghi dữ liệu vào LCD trước hết cần đảm bảo rằng chân EN=0, tiếp đến xuất dữ liệu đến các chân D0:7, sau đó set chân EN lên 1 và cuối cùng là xóa EN về 0 để tạo 1 xung cạnh xuống.
3.2 Tập lệnh của LCD.

3.3 Giao tiếp 8 bit và 4 bit.
       Như trình bày trong lệnh function set, có 2 mode để ghi và đọc dữ liệu vào LCD đó là mode 8 bit và mode 4 bit:
       - Mode 8 bit: Nếu bit DL trong lệnh function set bằng 1 thì mode 8 bit được dùng. Để sử dụng mode 8 bit, tất cả các lines dữ liệu của LCD từ D0 đến D7 (từ chân 7 đến chân 14) phải được nối với 1 PORT của chip điều khiển bên ngoài (ví dụ PORTC của ATmega32 trong ví dụ của bài này) như trong hình 3. Ưu điểm của phương pháp giao tiếp này là dữ liệu được ghi và đọc rất nhanh và đơn giản vì chip điều khiển chỉ cần xuất hoặc nhận dữ liệu trên 1 PORT. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là tổng số chân dành cho giao tiếp LCD quá nhiều, nếu tính luôn cả 3 chân điều khiển thì cần đến 11 đường cho giao tiếp LCD.
       - Mode 4 bit: LCD cho phép giao tiếp với bộ điều khiển ngoài theo chế độ 4 bit. Trong chế độ này, các chân D0, D1, D2 và D3 của LCD không được sử dụng (để trống), chỉ có 4 chân từ D4 đến D7 được kết  nối với chip bộ điều khiển ngoài. Các instruction và data 8 bit sẽ được ghi và đọc bằng cách chia thành 2 phần, gọi là các Nibbles, mỗi nibble gồm 4 bit và được giao tiếp thông qua 4 chân D7:4, nibble cao được xử lí trước và nibble thấp sau. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này tối thiểu số lines dùng cho giao tiếp LCD. Tuy nhiên, việc đọc và ghi từng nibble tương đối khó khăn hơn đọc và ghi dữ liệu 8 bit. Trong bài học này, tôi sẽ trình bày 2 chương trình con được viết riêng để ghi và đọc các nibbles gọi là Read2Nib và Write2Nib.
III. Text LCD.
Trình tự giao tiếp Text LCD. (Giao tiếp với HD44780.)
       Để sử dụng LCD chúng ta cần khởi động LCD, sau khi được khởi động LCD đã sẵn sàng để hiển thị. Quá trình khởi động chỉ cần thực hiện 1 lần ở đầu chương trình. Trong bài này, quá trình khởi động được viết trong 1 chương trình con tên int_LCD, khởi động LCD thường bao gồm xác lập cách giao tiếp, kích thước font, số dòng LCD (funcstion set), cho phép hiển thị LCD, sursor…(Display control), chế độ hiển thị tăng/giảm,  shift (Entry mode set). Các thủ tục khác như xóa LCD, viết ký tự lên LCD, di chuyển con trỏ…được sử dụng liên tục trong quá trình hiển thị LCD và sẽ được trình bày trong các đoạn chương trình con riêng.
Tiếp theo mình xin hướng dẫn chế độ giao tiếp 4 bit để hiển thị LCD dùng chip HD44780. Theo datasheet HD44780 thì đầu tiên phải cài đặt thông số ban đầu cho LCD trước khi cho nó làm việc, trình tự các bước như sau:
Bảng 2. Khởi tạo thông số ban đầu cho LCD
Bước
Công việc
0Cấp điện cho LCD
1Delay tối thiểu 15ms để điện áp cấp cho LCD lên 4.5V
2Set các bit tương ứng với mức logic:
RS R/W DB7 DB6 DB5 DB4
0 0 0 0 1 1
3Delay tối thiêu 5ms
4Set các bit tương ứng với mức logic:
RS R/W DB7 DB6 DB5 DB4
0 0 0 0 1 1
5Delay tối thiểu 100us
7Set các bit tương ứng với mức logic:
RS R/W DB7 DB6 DB5 DB4
0 0 0 0 1 1
8Set các bit tương ứng với mức logic:
RS R/W DB7 DB6 DB5 DB4
0 0 0 0 1 0
91 – Set các bit tương ứng với mức logic:
RS R/W DB7 DB6 DB5 DB4
0 0 0 0 1 1
2 – Set các bit tương ứng với mức logic:
RS R/W DB7 DB6 DB5 DB4
0 0 N F * *
101 – Set các bit tương ứng với mức logic:
RS R/W DB7 DB6 DB5 DB4
0 0 0 0 0 0
2 – Set các bit tương ứng với mức logic:
RS R/W DB7 DB6 DB5 DB4
0 0 1 0 0 0
111 – Set các bit tương ứng với mức logic:
RS R/W DB7 DB6 DB5 DB4
0 0 0 0 0 0
2 – Set các bit tương ứng với mức logic:
RS R/W DB7 DB6 DB5 DB4
0 0 0 0 0 1
121 – Set các bit tương ứng với mức logic:
RS R/W DB7 DB6 DB5 DB4
0 0 0 0 0 0
2 – Set các bit tương ứng với mức logic:
RS R/W DB7 DB6 DB5 DB4
0 0 0 1 I/D S
Kết thúc khởi tạo LCD
Lưu ý:
  • N = 0; 1 hàng
  • F = 0; 5 × 8 dot font.
  • I/D =1 : Tăng
  • S=0 : Không dịch.

LCD thường được sử dụng trong các ứng dụng mà đòi hỏi nội dung hiển thị không quá nhiều. Ví dụ bạn có thể dùng hiển thị  thời gian, nhiệt độ, vài dòng text nhỏ,...
Trong bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách giao tiếp với LCD 16x2.

Trong CCS được tích hợp sẵn thư viện LCD. Để thực hiện giao tiếp các bạn chỉ cần gọi
#include <lcd.c>
Thư viện hỗ trợ các hàm:
lcd_init()  Hàm khởi tạo LCD
lcd_putc(c)  Xuất kí tự lên LCD
lcd_gotoxy(x,y) Đặt ví trí con trỏ( vị trí cần xuất ký tự) tại x của dong y(y=1 hoặc y=2)
lcd_getc(x,y)   Đọc về giá trị tại x của dong y
lcd_cursor_on(int1 on)  Bật ví trí con trỏ
lcd_set_cgram_char(w, *p)   Hàm này dùng khi bạn xuất kí tự đặc biệt. Ví dụ chứ có dấu vào CGRAM.

lcd_send_byte(BYTE address, BYTE n) Gửi 1 byte n đến lcd, address=0: thao tác lệnh, address=1: thao tác dữ lieu
BYTE lcd_read_byte(void) : đọc về 1 byte
char lcd_getc(int8 x, int8 y) : Đọc ký tự tại cột x, hang y


Để xóa nội dung  và đưa con trỏ về đầu dòng bạn xuất ký tự '\f'. 
Để về đầu dòng của dòng 2: '\n'.
Về đầu dong của dòng hiện tại: '\a'.
Để lùi về con trỏ về 1 ví trí so với vị trí hiện tại: '\b'


#define LCD_ENABLE_PIN PIN_A3
#define LCD_RS_PIN PIN_A1
#define LCD_RW_PIN PIN_A2


#define LCD_DATA4 PIN_D4
#define LCD_DATA5 PIN_D5
#define LCD_DATA6 PIN_D6
#define LCD_DATA7 PIN_D7

#include <lcd.c>
int TA;
int select=1;

void nutnhan()
{
   if(input(pin_d0)==0)
   {
      while(input(pin_d0)==0)
      {
         ;//khong lam gi
      }
      //lenh thuc hien
      select=select+1;
      //dieu kien
      if(select>4) select=1;
   }
}

void left()
{
      lcd_gotoxy(1,2);//(cot,dong)16x2//dat dia chi con tro
      lcd_putc("DICH TRAI");//string
      TA=0x01;
      output_b(TA);
      for(int i=0;i<=7;i++)
      {
         delay_ms(100);
         TA=TA<<1;
         output_b(TA);
         nutnhan();
      }
   
}

void right()
{
      TA=0x80;
      output_b(TA);
      for(int i=0;i<=7;i++)
      {
         delay_ms(100);
         TA=TA>>1;
         output_b(TA);
         nutnhan();
      }
}

void chase_left()
{
      TA=0x01;
      output_b(TA);
      for(int i=0;i<=7;i++)
      {
         delay_ms(100);
         TA=TA<<1|0x01;
         output_b(TA);
         nutnhan();
      }
}

void chase_right()
{
      TA=0x80;
      output_b(TA);
      for(int i=0;i<=7;i++)
      {
         delay_ms(100);
         TA=TA>>1|0x80;
         output_b(TA);
         nutnhan();
      }
}

void main()
{

   lcd_init();//KHOI TAO

   while(TRUE)
   {
      //TODO: User Code
      nutnhan();
      //output_b(select);//kiem tra
      switch (select)
      {
         case 1:left(); break;
         case 2:right();break;
         case 3:chase_left();break;
         case 4:chase_right();break;
      }
   }

}